Bằng lái xe hạng C lái được xe nào là thông tin mà các bạn học viên cần phải biết trước khi đăng ký khóa học để có thể xác định được đúng mục đích học lái xe ô tô nhằm phục vụ tốt cho công việc của mình.
Nhiều người vẫn hay hiểu rằng bằng lái xe hạng C là bằng lái xe tải, nhưng phần lớn vẫn chưa hiểu rõ bằng lái xe hạng C lái được xe nào, chạy được xe tải bao nhiêu tấn?
Theo quy định của Bộ GTVT, bằng lái xe ô tô hạng C cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2
GPLX hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe. Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg. Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
Đến đây, các bạn đã biết được bằng lái xe hạng C lái được xe nào theo quy định của Bộ GTVT rồi. Các bạn chỉ cần xem xét lại nhu cầu và mục đích của mình để xác định có cần phải học bằng C hay không.
Chương trình đào tạo học bằng lái xe ô tô hạng C tại Trung tâm GDNN & SHLX Bình Thuận:
Giai đoạn 1: học lý thuyết
– Học viên được học luật giao thông đường bộ, về các biển báo và các quy tắc khi đi đường, được tìm hiểu căn bản về cấu tạo xe và cách sửa chữa xe ô tô, về các cách lái xe an toàn và đạo đức của người ngồi trên vô lăng.
– Trung tâm có lớp học lý thuyết tập trung vào hầu hết các buổi trong tuần, học viên tự chọn lịch học phù hợp cho mình. Học viên học tối thiểu 3 buổi tại trung tâm để hoàn tất chương trình và có thể học thêm miễn phí
– Đối với những học viên không thể tham gia lớp lý thuyết tập trung, chúng tôi có hỗ trợ giáo viên đến dạy tận nhà cho học viên.
Giai đoạn 2: học thực hành lái xe
– Học viên học lái xe tải bằng C học thực hành tại bãi tập sa hình.
– Để đảm bảo chất lượng như khoá học lái xe ô tô hạng b2, học viên được học đầy đủ giờ thực hành như theo quy định
Giai đoạn 3: ôn và thi sát hạch
– Kết thúc học thực hành lái xe, học viên sẽ được bố trí thi thử nhằm giúp học viên tạo cảm giác tự tin và làm quen với bài thi sát hạch.
– Phần thi thử này cũng là cơ sở để học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp tại trường (bao gồm thi lý thuyết lẫn sa hình, kỳ thi nhằm kiểm tra lại khả năng của học viên cũng như cấp chứng chỉ học nghề lái xe)
– Học viên sau khi hoàn thành khoá học lái xe tải, học viên sẽ được tham gia kỳ thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe, kỳ thi do Sở Giao Thông Vận Tải TP HCM tổ chức, bao gồm thi lý thuyết, thi lái xe sa hình và lái xe đường trường.
– Nếu mọi việc thuận lợi, học viên thành công vượt qua kỳ thi, bằng của học viên sẽ được Sở cấp trong vòng 14-20 ngày sau.
– Đối với những học viên thi rớt trong kỳ thi sát hạch, trung tâm sẽ sắp xếp cho bạn thi lại trong thời gian ngắn nhất
– Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Độ tuổi học bằng lái xe hạng C là 21 tuổi tính đến ngày thi sát hạch. Như vậy, người điều khiển phương tiện muốn thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng C phải có năm sinh từ năm 1993 trở lên.
– Người học bằng lái xe ô tô hạng C phải có đủ sức khỏe theo quy định. Hồ sơ đăng ký học lái xe hạng C phải có giấy khám sức khỏe bệnh viện đa khoa trở lên.
Bằng lái xe ô tô hạng C có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Quá 5 năm, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe.